Lịch sử Thảo thư

8 cách viết chữ "long" (龍), đánh số từ 1 đến 8 trong sách "Thảo Tự Vựng" (草字彙) do Thạch Lương (石梁) người triều Thanh biên soạn. Tác giả gốc của các nét viết đó là: 1)Tôn Quá Đình; 2 và 3)Hoài Tố; 4)Nhan Chân Khanh; 5)Triệu Mạnh Phú; 6 và 7)Chúc Chi Sơn; 8)vô danh.Cuồng thảo của Hoài Tố.

Chữ thảo được hình thành vào khoảng đời Hán cho tới trước đời Tấn và có nguồn gốc từ lối chữ lệ thông dụng trong triều Hán. Chữ thảo được thành hình khi người ta viết chữ lệ theo kiểu tốc ký một lối "ẩu" hơn, "tháu" hơn nhưng nhanh và tiện lợi hơn. Một trong những nguyên nhân phát sinh nhu cầu "viết nhanh" như vậy là do vào cuối thời Hán và trong thời Tam Quốc thì các phe phái tranh đoạt nhau cần phải phát triển một hệ thống thông tin nhanh gọn, kịp thời để có thể ra tay trước các địch thủ của mình.[6]

Thảo thư trong thời Hán vẫn còn mang nhiều dấu nét của lệ thư và được gọi là "chương thảo" (章草), với chữ "chương" có nghĩa là "mạch lạc, trật tự" vì so với kiểu kim thảo (今草) của thời Ngụy-Tấn sau đó thì chương thảo vẫn còn trông rõ ràng và dễ đọc hơn hẳn. Đến thời Tam Quốc và đời Tân, chương thảo bỏ dần các dấu tích của chữ lệ, lược bớt và hòa lẫn nhiều nét, sử dụng nhiều nét "tháu" hơn và trở thành kim thảo (今草). Đến thời nhà Đường, chữ thảo lại phát triển thêm một bước với lối viết càng ngày càng phóng khoáng và mãnh liệt hơn và trở thành cuồng thảo (狂草) - kiểu viết này gần như không thể đọc được và trên thực tế cuồng thảo gần như chỉ được dùng như là một kiểu viết mang tính nghệ thuật cao chứ không áp dụng trong sinh hoạt thực tế hàng ngày.[2][6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảo thư http://www.ancientscripts.com/chinese.html http://global.britannica.com/EBchecked/topic/60762... http://arts.cultural-china.com/en/62A6116A12015.ht... http://www.stockkanji.com/info/glossary.htm http://www.chinaculture.org/gb/en_artqa/2003-09/24... http://www.chinaculture.org/gb/en_madeinchina/2005... http://www.chinaculture.org/gb/en_madeinchina/2005... http://www.chineseetymology.org/why_study.aspx http://books.google.com.vn/books?id=-0QyQlSb5QMC&p... https://www.academia.edu/2648352/For_diachronic_co...